Ads 468x60px

Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ chơi trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ chơi trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Chọn đồ chơi cho bé theo từng tháng tuổi

Những ngày tháng đầu đời, bé được khám phá, nghịch những món đồ chơi ... Điều này có tác động rất lớn trong việc hoàn thiện ngôn ngữ ở bé. Các bậc làm cha mẹ hãy cùng tìm hiểu bí quyết chọn đồ chơi cho bé trong từng giai đoạn nhé!

Từ 0 - 6 tháng tuổi: Đồ chơi Gấu bông

Lọt lòng, bé bắt đầu bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ mà ở đó, tất cả các giác quan đều được đánh thức. Những ngày đầu, thị lực còn yếu nhưng thính giác và cảm giác của bé lại thích ứng nhanh hơn đối với môi trường bên ngoài.
Do đó, trong giai đoạn này, những món đồ chơi cho bé bằng bông mềm mại là sự lựa chọn số. Những con thú bông khiến bé thích sờ nắn, lúc lắc trên tay, nhìn chăm chú hay thậm chí cho vào mồm để ngậm... Tất cả những hành động đó hình thành những phản xạ đầu tiên trong đời của bé.

đồ chơi cho bé, đồ chơi trẻ em, đồ chơi



Từ 6 - 12 tháng tuổi: Đồ chơi cho bé có tiếng


Là thời gian trẻ bắt đầu bi bô tập nói, dù bạn có thể không hiểu bé nói gì nhưng thực chất bé học hỏi được rất nhiều trong giai đoạn này. Vì vậy, chọn cho con những món đồ chơi trẻ em có tiếng, kể chuyện cho con nghe sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ trong tương lai.

Những món đồ chơi cho bé có tiếng giúp luyện cho bé khả năng phát âm. Sẽ dễ dàng hơn nếu bố mẹ cũng tham gia vào công việc này bằng cách nói và diễn đạt lại tiếng phát ra từ đồ chơi ấy.

đồ chơi cho bé, đồ chơi trẻ em, đồ chơi


Từ 12 tháng: Đồ chơi trẻ em xếp hình

Các bé vẫn thích nghịch hay thậm chí vẫn cho vào miệng những món đồ chơi trẻ em bằng bông mềm mại trong giai đoạn này, nhưng thực tế là bé đã khá lớn và hoàn toàn có thể làm chủ được đôi tay của mình. Khi đó những miếng ghép xếp hình sẽ trở nên khá thú vị đối với bé.
Bé sẽ bắt đầu tập xếp, ghép các hình với nhau và bật ra tiếng khi muốn lựa chọn các miếng xếp hình hoặc ngân giọng mỗi khi cần tìm những miếng ghép bị “biến mất”. Dần dần, những bộ đồ chơi xếp hình sẽ trở thành những người bạn thân thiết đối với bé.

đồ chơi cho bé, đồ chơi trẻ em, đồ chơi



Từ 12 – 18 tháng: Truyện tranh màu

Quãng thời gian 1 tuổi là thời điểm để bé bắt đầu học những từ đầu tiên. Lúc này, trí tò mò của bé rất cao, luôn muốn tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh, từ những cái đơn giản như chiếc thìa trên mặt bàn, xe đạp đồ chơi cho đến máy bay, vũ trụ. Và đây cũng là lúc bé cảm thấy đặc biệt thích thú truyện tranh màu.
Ngoài ra, những tập truyện tranh màu còn là “đối tượng” để bé luyện các động tác. Bé tập dùng ngón tay để chỉ các hình vẽ khác nhau trên từng trang giấy.

đồ chơi cho bé, đồ chơi trẻ em, đồ chơi

Từ 18 tháng: Truyện cổ tích

Khi bé bắt đầu biết nói (từ 18 tháng đến 2 tuổi), truyện cổ tích có ý nghĩa khá lớn cho sự phát triển của bé. Khi nghe, nội dung của truyện cùng cách truyền cảm khi kể mang đến cho bé những cảm xúc mới mẻ. Lắng nghe những câu chuyện cổ tích, bé sẽ học được cách đặt câu hỏi, biết tìm câu trả lời, biết giải thích và diễn đạt cảm xúc... Tất cả những điều đó đều góp phần quan trọng cho việc phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.

đồ chơi cho bé, đồ chơi trẻ em, đồ chơi


Đó là những kinh nghiệm bổ ích cho các bậc cha mẹ khi lựa đồ chơi cho bé phù hợp với những tháng đầu đời cho bé. Lựa chọn đúng đồ chơi cho bé là tác động lớn giúp bé hoàn thiện ngôn ngữ, tính cách cho bé.
Hy vọng bài viết này sẽ bổ ích cho các mẹ .



Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

17 cách chọn đồ chơi an toàn cho bé bạn không nên bỏ qua .

Một số lời khuyên giúp bạn chọn cho trẻ đồ chơi an toàn cho bé yêu

1. Hãy chắc chắn rằng những đồ chơi cho trẻ tuyệt đối không có điểm sắc, nhọn hoặc cứng nhắc, có gai, que hoặc những cạnh nguy hiểm.

2. Cần chú ý đến kích thước, trọng lượng của đồ chơi, đề phòng bé làm rơi gây đau chân, tay hoặc nếu quá nhỏ dễ nuốt…


3.  Chú ý đến các bộ phận nhỏ trong đồ chơi vì chỉ một viên bi tròn bé tí xíu nếu trẻ vô tình nuốt phải cũng gây nguy hiểm.

Ví dụ, đồ chơi cho bé 8 tuổi sẽ khác hoàn toàn với bé 1 tuổi. Bé lớn có thể chơi những đồ chơi có chi tiết nhỏ, tháo rời, nhọn sắc nhưng với bé 1 tuổi đồ chơi đó sẽ khiến trẻ dễ hóc, nghẹn khi chơi không đúng cách.


đồ chơi an toàn, đồ chơi cho bé, đồ chơi trẻ em


4.Không bao giờ cho bé yêu chơi đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những đồ chơi sắc nhọn hoặc chứa len, bông có thể gây ra các vết cắt và bọc nhựa có thể dẫn đến nghẹt thở.


5.Không cho trẻ chơi súng. nhất là súng viên vê nhỏ bằng giấy, bánh mỳ hay đất nặn; các loại súng với đạn bắn súng hơi.... Bởi, đây chính là những loại vũ khí nguy hiểm không phải là đồ chơi cho trẻ.

6. Cần tuyệt đối tránh những đồ chơi quá dễ phai màu. Chẳng hạn như bóng bay, cha mẹ có thể thử bằng cách xoa tay ướt rồi chạm vào bóng, nếu màu trên bóng phai ra, thì đây chính là đồ chơi dễ gây nhiễm độc.

7.Luôn luôn chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi hoặc đồ chơi phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Thường thì độ tuổi thích hợp luôn được ghi rõ ràng trên bao bì đồ chơi.



đồ chơi thông minh, đồ chơi trẻ em, đồ chơi sáng tạo

8.Những đồ chơi cho bé có mùi lạ như mùi nhựa cháy, mùi khét, mùi hăng cũng cần tránh xa. 


9. Cho trẻ đeo kính an toàn bảo vệ mắt nếu trẻ chơi trò chơi tập thể, hoặc chơi trò chơi theo nhóm.

10. Đồ chơi an toàn sơn màu phải có lớp sơn phủ không chứa chì.

11.Bút sáp màu và màu vẽ nên là có chữ “ASTM D-4236” trên nhãn hiệu (có nghĩa là đã được đánh giá bởi Hội kiểm tra chất lượng vật liệu Mỹ).


12. Đồ chơi nhồi bông là loại có thể giặt được.


13. Không cho trẻ chơi những máy phát lượng tử ánh sáng bằng laze. Bởi vì nó không được sử dụng như đồ chơi của trẻ và có thể gây ra thiệt hại võng mạc mắt cho trẻ. 


14. Hãy tìm các đồ chơi mịn, không có nhiều cạnh sắc và có các lỗ thông gió để tránh nghẹt thở nếu như con bạn sơ sẩy bị mắc kẹt bên trong.


15. Chọn đồ chơi một cách khôn ngoan. Các đồ chơi an toàn nhất là những những đồ chơi không có nắp đậy. Nếu có nắp đậy hãy chắc chắn chiếc nắp này chắc chắn, với sự hỗ trợ của khóa và bản lề an toàn

.
16. Đồ chơi không được phát ra âm thanh quá lớn sẽ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.


17. Không nên chọn mua các loại đồ chơi bằng nhựa PVC (nhựa tổng hợp) mà nên chọn đồ chơi  trẻ em có nguồn gốc rõ ràng. 



Đồ chơi trẻ em luôn là một phần rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của các trẻ nhỏ. Nó không chỉ giúp trẻ vui chơi ngoan ngoãn hàng ngày mà nó còn là phương tiện giúp bé nhà bạn phát triển tí tuệ nhiều hơn. Nhưng để lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé mà vẫn không làm giảm hứng thú của trẻ, cha mẹ trẻ hãy cẩn trọng và kỹ càng khi quyết định. 




Đồ chơi cho bé Trung Quốc tự hại chính mình


Rất cẩn trọng trước sự độc hại mà đồ chơi trẻ em Trung Quốc mang lại, Liên minh châu Âu đã có nhiều tiêu chí khá “hà khắc” để kiểm soát độ an toàn của các sản phẩm đồ chơi “madein China” khi xuất khẩu sang EU. Đây sẽ là “cú đấm thép” vào ngành công nghiệp đồ chơi Trung Quốc, khiến nhiều doanh nghiệp nước này “đứng ngồi không yên”.







Tờ Người quan sát kinh tế có trụ sở tại Bắc Kinh cho rằng, chỉ thị trên sẽ trở thành “quả bom nổ chậm” đối với các nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc. Các cơ quan chức năng Thượng Hải từng tiết lộ, hầu như toàn bộ đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc đều chưa đạt tiêu chuẩn mới. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp này không chịu thích nghi với các quy định mới sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng cũng như nguy cơ bị phá sản cao.

Lương Hùng Kiệt, giám đốc một thương hiệu đồ chơi ở Đông Quan cho biết, quy định mới của EU sẽ đẩy chi phí gia tăng đồng thời gây áp lực lên lợi nhuận của họ. Các công ty phải trang bị thêm nhiều máy móc thử nghiệm mới, tăng chi phí nhân công trong khi số lượng đơn đặt hàng ngày càng giảm. Đáng lo ngại là số người lao động rời bỏ ngành này khá nhiều khi lương bình quân của công nhân ngành đồ chơi chỉ 2000 – 3000 nhân dân tệ (325 – 490 USD)/tháng, khá thấp so với ngành điện tử.


Quy định về độ an toàn đồ chơi của EU có hiệu lực từ ngày 20/7/2011 giới hạn sử dụng 19 kim loại nặng trong đó có 8 loại từng bị cấm từ trước và thêm 11 loại mới, cấm sử dụng 55 loại hương liệu gây dị ứng. Nhiều nhà sản xuất cho rằng đây là quy định khó khăn nhất từ trước tới nay, nhất là đối với Trung Quốc, đất nước thường xuyên vi phạm các tiêu chuẩn an toàn. Đồng thời, quy định này khiến Trung Quốc “cay đắng” nhận ra chính họ đang tự đầu độc ngành đồ chơi của mình và nhiều ngành sản xuất khác, chứ không phải do EU “hà khắc”, gây khó khăn.





Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, quy định mới của EU sẽ tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp đồ chơi Trung Quốc tăng cường khả năng cạnh tranh. Giám đốc một công ty nhựa ở Đông Quan Nhự Đức Chúng cho hay, dự kiến những quy định mới của EU sẽ buộc các công ty tăng chi phí thêm 5%, song đây là cơ hội tốt cho các hãng này cải thiện quản lý sản xuất, chất lượng, thiết bị sản xuất và nâng cao tay nghề của công nhân.











Hiện Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu đồ chơi lớn nhất thế giới. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đồ chơi  trẻ em của nước này đạt 13,9 tỷ USD, trong đó châu Âu  - thị trường đồ chơi lớn thứ hai của Trung Quốc - chiếm 18,7%. Thế nhưng với việc đồ chơi Trung Quốc luôn bị phát hiện chứa chất độc hại, gây nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe nên toàn thế giới đang rất cẩn trọng với đồ chơi Tàu. Trong khi EU có quyền đưa ra những quy chuẩn đòi hỏi đồ chơi nhập khẩu phải tuân thủ, thì thị trường Việt Nam tràn lan các loại đồ chơi độc hại này lại chẳng có yêu cầu gì. Bởi đơn giản là dù bố mẹ có “đỏ mắt” tìm đồ chơi an toàn cho con cũng không có, hơn nữa, hầu hết toàn là hàng nhập lậu thì yêu cầu “khắt khe” với ai.

Theo các nhà quản lý ở Việt Nam,  đồ chơi  trẻ em hiện đang lưu thông trên thị trường phần lớn có xuất xứ từ Trung Quốc. Cảnh báo của cơ quan chức năng Trung Quốc về chất lượng đồ chơi  của nước này đã dấy lên mối lo ngại về độ mất an toàn từ đồ chơi dành cho trẻ nhỏ.

Theo PGS. TS Phạm Gia Điền, Viện Hóa học nhựa dùng để sản xuất đồ chơi thường là nhựa tái sinh nên phải bổ sung thêm các hóa chất để tăng cường tính chất cơ lý như tăng độ bền, độ mềm dẻo hay độ cứng. Để hạ giá thành xuống mức thấp nhất, các cơ sở sản xuất đồ chơi thậm chí còn thu gom nhựa phế thải từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí còn lẫn với các chất thải hữu cơ độc hại.