Ads 468x60px

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Thị trường đồ chơi Trung Quốc

90% Thị trường là  đồ chơi trẻ em Trung Quốc

Vẫn biết nhiều mẫu đồ chơi  cho bé của Trung Quốc có hàm lượng chất gây nguy hiểm cao, đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo… nhưng không ít phụ huynh vẫn mua cho con em mình. Đi một vòng chợ Bình Tây, các KCN-KCX, không khó để thấy các loại đồ chơi Trung Quốc như kiếm, đao, súng, thú nhún, máy bay, xe hơi, búp bê… bày bán tràn lan.


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất dẻo có chứa lượng phthalates có trong nhựa dù ở mức độ nào cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nguy hiểm hơn, chất phthalates còn có thể tác động làm biến đổi ADN của tinh trùng. Với những trẻ có tật nhai đồ chơi bằng nhựa thì còn có thể bị ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.

Về nguồn gốc, anh Tuấn - cán bộ Chi cục Quản lý thị trường tiết lộ, gần như 100% các lô hàng đồ chơi Trung Quốc tuồn vào Việt Nam có xuất xứ từ các “lò” nổi tiếng là “thủ phủ” sản xuất đồ chơi trẻ em toàn cầu như: Giang Tô, Sơn Đông, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến và TP Thượng Hải.


Anh Minh Trường, giáo viên ở quận 6, đang tìm mua đồ sinh nhật cho cô con gái 8 tuổi của mình tâm sự: “Vẫn biết là đồ chơi Trung Quốc có chất độc gì đó nhưng mua đồ chơi cao cấp của Lego, Mattel… thì quá sức với lương giáo viên của mình. Đành nhắm mắt cho con nó vui trong ngày sinh nhật vậy”.

Hàng Việt yếu thế

Ông Lưu Văn Quảng, Tổng Giám đốc Công ty CP Veesano cho biết, mức tăng trưởng hàng năm của một doanh nghiệp sản xuất đồ chơi gỗ như Veesano khoảng 20-30%, tỉ suất lợi nhuận chừng 20%. Sản xuất đồ chơi gỗ cần khá nhiều nhân công với nguồn nguyên liệu chính là gỗ cao su và gỗ thông. Tuy nhiên, do gỗ thông của Việt Nam chứa khá nhiều dầu nên các doanh nghiệp vẫn phải nhập gỗ này từ Australia và New Zealand.

Đồ chơi gỗ đòi hỏi phụ huynh phải chơi cùng trẻ để hướng dẫn cho trẻ. Thêm vào đó, đồ chơi gỗ không có nhiều tính năng như đồ chơi nhựa, không có đèn sáng nhấp nháy, âm thanh vui tai, nút điều khiển… nên cũng là một hạn chế khi ra thị trường. Thực tế cho thấy, đồ chơi gỗ hiện nay vẫn chủ yếu nhắm vào khách hàng thu nhập trung bình khá trở lên ở các thành phố, việc mở rộng thị trường tới nông thôn quá khó khăn, dẫu rằng 70% dân số Việt Nam sống ở đó. Một doanh nghiệp như Veesano mỗi năm sản xuất khoảng vài triệu sản phẩm đồ chơi gỗ nhưng được bán chủ yếu tại các thành phố, thị xã. Tại các vùng nông thôn, đồ chơi Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh thị trường với ưu thế mẫu mã đa dạng và giá rẻ.
Doanh nghiệp đứng đầu trong sản xuất đồ chơi gỗ tại Việt Nam là Nam Hoa với thị phần chiếm 30% thị trường. Tuy nhiên, giống như các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi lớn khác, Nam Hoa đang chú trọng xuất khẩu. Gia nhập thị trường từ năm 2007, Đức Thành đã sớm trở thành doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường đồ chơi gỗ tại TP HCM với thương hiệu Winwintoys. Trong khi đó, Veesano khống chế thị trường đồ chơi gỗ tại Hà Nội. Năm 2011, doanh thu từ mảng sản xuất  đồ chơi gỗ của Đức Thành đạt 40 tỉ đồng (14 tỉ đồng bán trong nước, 26 tỉ đồng từ xuất khẩu).


Ông Trương Nguyên Vũ, Giám đốc nhãn hàng đồ chơi Winwintoys cho biết, để đồ chơi gỗ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng nông thôn, nhà nước phải có chính sách hỗ trợ. “Quy định về tính an toàn của đồ chơi đã được ban hành từ năm 2009 với việc dán nhãn cho đồ chơi hợp quy. Tuy nhiên, đồ chơi kém chất lượng được nhập lậu vẫn tràn lan trên thị trường”, ông Vũ nói.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét