Ads 468x60px

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Đồ chơi cho bé Trung Quốc tự hại chính mình


Rất cẩn trọng trước sự độc hại mà đồ chơi trẻ em Trung Quốc mang lại, Liên minh châu Âu đã có nhiều tiêu chí khá “hà khắc” để kiểm soát độ an toàn của các sản phẩm đồ chơi “madein China” khi xuất khẩu sang EU. Đây sẽ là “cú đấm thép” vào ngành công nghiệp đồ chơi Trung Quốc, khiến nhiều doanh nghiệp nước này “đứng ngồi không yên”.







Tờ Người quan sát kinh tế có trụ sở tại Bắc Kinh cho rằng, chỉ thị trên sẽ trở thành “quả bom nổ chậm” đối với các nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc. Các cơ quan chức năng Thượng Hải từng tiết lộ, hầu như toàn bộ đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc đều chưa đạt tiêu chuẩn mới. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp này không chịu thích nghi với các quy định mới sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng cũng như nguy cơ bị phá sản cao.

Lương Hùng Kiệt, giám đốc một thương hiệu đồ chơi ở Đông Quan cho biết, quy định mới của EU sẽ đẩy chi phí gia tăng đồng thời gây áp lực lên lợi nhuận của họ. Các công ty phải trang bị thêm nhiều máy móc thử nghiệm mới, tăng chi phí nhân công trong khi số lượng đơn đặt hàng ngày càng giảm. Đáng lo ngại là số người lao động rời bỏ ngành này khá nhiều khi lương bình quân của công nhân ngành đồ chơi chỉ 2000 – 3000 nhân dân tệ (325 – 490 USD)/tháng, khá thấp so với ngành điện tử.


Quy định về độ an toàn đồ chơi của EU có hiệu lực từ ngày 20/7/2011 giới hạn sử dụng 19 kim loại nặng trong đó có 8 loại từng bị cấm từ trước và thêm 11 loại mới, cấm sử dụng 55 loại hương liệu gây dị ứng. Nhiều nhà sản xuất cho rằng đây là quy định khó khăn nhất từ trước tới nay, nhất là đối với Trung Quốc, đất nước thường xuyên vi phạm các tiêu chuẩn an toàn. Đồng thời, quy định này khiến Trung Quốc “cay đắng” nhận ra chính họ đang tự đầu độc ngành đồ chơi của mình và nhiều ngành sản xuất khác, chứ không phải do EU “hà khắc”, gây khó khăn.





Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, quy định mới của EU sẽ tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp đồ chơi Trung Quốc tăng cường khả năng cạnh tranh. Giám đốc một công ty nhựa ở Đông Quan Nhự Đức Chúng cho hay, dự kiến những quy định mới của EU sẽ buộc các công ty tăng chi phí thêm 5%, song đây là cơ hội tốt cho các hãng này cải thiện quản lý sản xuất, chất lượng, thiết bị sản xuất và nâng cao tay nghề của công nhân.











Hiện Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu đồ chơi lớn nhất thế giới. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đồ chơi  trẻ em của nước này đạt 13,9 tỷ USD, trong đó châu Âu  - thị trường đồ chơi lớn thứ hai của Trung Quốc - chiếm 18,7%. Thế nhưng với việc đồ chơi Trung Quốc luôn bị phát hiện chứa chất độc hại, gây nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe nên toàn thế giới đang rất cẩn trọng với đồ chơi Tàu. Trong khi EU có quyền đưa ra những quy chuẩn đòi hỏi đồ chơi nhập khẩu phải tuân thủ, thì thị trường Việt Nam tràn lan các loại đồ chơi độc hại này lại chẳng có yêu cầu gì. Bởi đơn giản là dù bố mẹ có “đỏ mắt” tìm đồ chơi an toàn cho con cũng không có, hơn nữa, hầu hết toàn là hàng nhập lậu thì yêu cầu “khắt khe” với ai.

Theo các nhà quản lý ở Việt Nam,  đồ chơi  trẻ em hiện đang lưu thông trên thị trường phần lớn có xuất xứ từ Trung Quốc. Cảnh báo của cơ quan chức năng Trung Quốc về chất lượng đồ chơi  của nước này đã dấy lên mối lo ngại về độ mất an toàn từ đồ chơi dành cho trẻ nhỏ.

Theo PGS. TS Phạm Gia Điền, Viện Hóa học nhựa dùng để sản xuất đồ chơi thường là nhựa tái sinh nên phải bổ sung thêm các hóa chất để tăng cường tính chất cơ lý như tăng độ bền, độ mềm dẻo hay độ cứng. Để hạ giá thành xuống mức thấp nhất, các cơ sở sản xuất đồ chơi thậm chí còn thu gom nhựa phế thải từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí còn lẫn với các chất thải hữu cơ độc hại.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét